Các loại bu lông được sử dụng trong ngành cơ khí
Các loại bu lông ốc vít ứng dụng trong ngành cơ khí
Bu lông ốc vít được ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ khí, giúp việc ghép nối, tháo lắp, hiệu chỉnh các chi tiết máy chặt chẽ, thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản. Các loại bu lông ốc vít ứng dụng cho ngành cơ khí cũng rất đa dạng về chủng loại để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau và bu lông có thể kết hợp với nhiều ốc vít khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng.
1. Bu lông
- Bu lông móng:
Hay còn có tên gọi là bu lông neo và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cơ khí. Bu lông móng được chế tạo bằng thép carbon, thép hợp kim, thép không gỉ (inox), kim loại, hợp kim màu và có nhiều loại bu lông móng khác nhau như bu lông móng dạng chữ U, I, J, L.
- Bu lông cấp bền:
Cấp bền của bu lông là khả năng chịu kéo và chịu cắt của nó trong mối ghép và dựa vào độ bền này mà người ta chia bu lông thành các cấp khác nhau. Trong ngành cơ khí chủ yếu sử dụng bu lông hệ mét các cấp 8.8, 10.9 và 12.9 và chúng được gọi là bu lông cường độ cao.
- Bu lông lục giác:
Đây là loại bu lông phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy với các loại như bu lông lục giác chìm đầu trụ, bu lông lục giác chìm đầu mo, bu lông lục giác chìm đầu côn phẳng, bu lông lục giác đầu dù…
- Bu lông tai hồng:
Còn được gọi là bu lông cánh chuồn, dùng để lắp ráp, khép chặt các chi tiết. Bu lông được chế tạo bằng thép không gỉ, thép hợp kim, inox và được xử lý bề mặt bằng mạ kẽm hoặc mạ kẽm nhúng nóng để hạn chế sự ăn mòn của không khí.
2. Ốc vít
- Vít cấy:
Là chi tiết có cả hai đầu đều chạy ren và thường sử dụng để ghép nối các chi tiết dày với bu lông khi chi tiết dày làm bằng vật liệu có độ bền kém hơn so với vật liệu làm bu lông ví dụ như bu lông làm bằng thép còn chi tiết dày làm bằng gang để tránh làm hỏng lỗ ren sau những lần tháo lắp.
- Vít lục giác đều:
Loại này được dùng phổ biến trong lĩnh vực cơ khí với dạng đầu lục giác cho phép tăng khả năng xiết chặt của nó vào chi tiết máy và giúp việc xiết chặt nhanh chóng, đơn giản hơn.
- Vít đầu pake:
Hay còn gọi là vít đầu Philips với 2 rãnh sâu trên bề mặt ốc vít, loại này thường dùng tuốc nơ vít đầu pake để vặn. Ốc vít đầu pake cho lực xiết tương đối mạnh và có tính thẩm mỹ cao nên hiện nay được sử dụng để thay thế cho ốc vít đầu xẻ rãnh.
- Ốc vít đầu lục giác chìm:
Cho lực xiết bền bỉ hơn cả loại vít đầu lục giác ngoài. Bên cạnh đó, đầu lục giác chìm trong lỗ nên dễ bị đóng bụi, dầu mỡ nên phải vệ sinh trước khi vặn.
- Ốc vít đầu xẻ rãnh hoặc ốc vít đầu vuông:
Vít đầu xẻ rãnh hiện nay ít dùng trong cơ khí vì lực xiết không lớn lại dễ trẹo rãnh. Còn vít đầu vuông có sức bền tốt, lực vặn rất mạnh, khó bị tuôn tròn nhưng góc xoay lớn đến 90 độ nên ít dùng trong máy móc vốn chật chội, trừ những nơi rộng rãi và cần lực xiết lớn như ụ dao trên máy tiện, tay vặn mâm cặp máy tiện…
Xem thêm các tin tức liên quan:
Hướng dẫn kiểm tra chất lượng bu lông ốc vít
Sự khác nhau giữa bu lông được làm từ hợp kim nhôm và thép không gỉ
Nhận xét
Đăng nhận xét