Sự khác nhau giữa bu lông được làm từ hợp kim nhôm và thép không gỉ

 

 

Bu lông có lẽ là loại vật liệu cơ khí đã quá quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Chúng được dùng với mục đích ghép nối các mối liên kết lại với nhau tạo ra bộ khung chắc chắn. Tuy nhiên, chi tiết cơ khí này lại được chế tạo bởi rất nhiều loại chât liệu khác nhau.

Nhưng, đối với mỗi loại chất liệu lại có những tính năng khác nhau. Chính vì vậy, hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa bu lông được làm từ hợp kim nhôm và thép không gỉ.

Sự khác nhau giữa hai loại vật liệu này như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây nhé!

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua về ứng của hai loại bu lông được làm từ hai loại vật liệu này.

Bu lông được làm từ thép không gỉ

Đối với bu lông được làm từ chất liệu inox thường được ứng dụng trong những công trình ngoài trời, hay các công trình dưới nước, công trình gần biển như cầu cảng,  tàu thuyền

Bu lông được làm từ hợp kim nhôm

- Loại bu lông này được dùng để tăng cường khung giữ chai nước.

- Có thể được áp dụng cho hầu hết các loại xe đạp và khung (Là 1 phụ tùng cần thiết cho những người yêu thích xe đạp.)

Có thể bạn quan tâm:

Phân loại đai xiết để phù hợp với từng trường hợp cụ thể

Sự khác nhau giữa hai chất liệu này

* Sức mạnh, độ bền vật liệu so với tỷ lệ trọng lượng

Nhôm thường không cứng và bền bỉ bằng thép không gỉ, nhưng xét về trọng lượng riêng, nó cũng có trọng lượng gần bằng một phần ba trọng lượng của thép không gỉ.

Bởi tính nhẹ của nó, đây là lý do chính tại sao máy bay được làm từ nhôm.

Nếu làm hoàn toàn từ thép, trọng lượng máy bay sẽ rất nặng, điều đó kéo theo những khó khăn về công suất động cơ để nó cất cánh khỏi đường băng và mức tiêu thụ nhiên liệu tương ứng.

* Tính bị ăn mòn

Thép không gỉ hay còn được gọi với tên SUS (stainess steel, inox) được tạo thành từ sắt, crom, niken, mangan và đồng. Crom được thêm vào như một tác nhân để cung cấp khả năng chống ăn mòn. Lớp phủ oxit crom ở bên ngoài của thép không gỉ là thứ làm cho nó chống gỉ, nếu lớp bề mặt này bị trầy xước, nó có thể bị rỉ sét. Có nhiều loại thép không gỉ với các mác: SUS201, SUS304, SUS316.

Loại thép không gỉ phổ biến nhất là SUS 304 (hay inox 304), được sử dụng cho bồn rửa nhà bếp, thiết bị chế biến thực phẩm và chảo hơi… Thép không gỉ 304 chống ăn mòn rất tốt. Nhưng để sử dụng cho môi trường hóa chất, inox 316 mới là lựa chọn đáng tin cậy.

Ngoài ra, vì nó không xốp nên khả năng chống ăn mòn được tăng lên.Nhôm có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn cao chủ yếu là do lớp oxit thụ động của nó.

Khi nhôm bị oxy hóa, bề mặt của nó sẽ chuyển sang màu trắng và đôi khi sẽ bị xuất hiện các lỗ. Trong một số môi trường axit hoặc bazơ cực đoan, Nhôm có thể bị ăn mòn nhanh chóng với kết quả thảm khốc hơn.

Chính vì sự khác nhau giữa nhôm và inox đó, Inox thường được lựa chọn sử dụng là vật liệu cho các kết cấu bồn bể đựng hóa chất, dung dịch, dầu, xăng…với độ an toàn cao. Ứng dụng trong các môi trường có nhiệt độ, độ ẩm cao và các tác nhân ăn mòn giúp các vật dụng, chi tiết máy bằng inox có tuổi thọ cao.

* Tính dẫn nhiệt

Nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn nhiều so với thép không gỉ. Một trong những lý do chính nó được sử dụng cho bộ tản nhiệt xe hơi và các đơn vị điều hòa không khí.

Các bộ phận tản nhiệt bằng gió trên xe máy và trên chip tản nhiệt máy tính, TV, các thiết bị điện tử thường được sử dụng bằng nhôm. Dàn coil trên cục lạnh và nóng của điều hòa không khí cũng thường được gia công từ nhôm ống.

* Giá nhôm và inox

Giá nhôm thường rẻ hơn giá của thép không gỉ. Nguyên nhân chính là do nhôm là kim loại phổ biến, trong khi inox là hợp kim được tạo ra từ các kim loại và trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Để sản xuất ra thép không rỉ, thông thường phải trải qua 6 công đoạn là : nóng chảy và đúc, hình thành, nhiệt khí, tẩy cặn, cắt, kết thúc. Sản xuất nhôm ít phức tạp hơn với tinh chế quặng và điện phân nóng chảy Al2O3.

Trên đây là bài viết so sánh về sự khác biệt của chất liệu nhôm và inox khi được sử dụng làm bu lông. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn..

--------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội  

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888

 https://bulonghoangha.blogspot.com/

https://linkhay.com/u/bulonghoangha

https://www.linkedin.com/in/bulong-hoangha-b6191b1b3/

                                                                                                              


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phân biệt các cấp của bu lông

Cường độ chịu kéo của thép là gì? Độ bền kéo & Sản xuất bu lông ốc vít

Đai xiết Inox – cấu tạo, vật liệu và tính ứng dụng