Cường độ chịu kéo của thép là gì? Độ bền kéo & Sản xuất bu lông ốc vít

 

Cường độ chịu kéo của thép là một trong cơ tính vô cùng quan trọng của thép và từ đó chúng ta có thể tính toán sử dụng thép sao cho hợp lý đối với mỗi ứng dụng trong đời sống như xây dựng nhà cửa, cầu, đường, sản xuất bu lông ốc vít, thanh ren…

Vậy cường độ chịu kéo của thép là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Cường độ chịu kéo của thép

Cường độ chịu kéo của thép có thể hiểu đơn giản chính là khả năng chịu được lực kéo đứt của thép.

Về khái niệm, cường độ chịu kéo của thép chính là số lượng ứng suất kéo dài hoặc kéo căng mà thép có thể chịu được trước khi bị đứt hoàn toàn, nứt hoặc vỡ.

Cường độ chịu kéo của thép còn được gọi là độ bền kéo.

Độ bền kéo của thép có thể được xác định bằng cách sử dụng lực tác động kéo lên thép và tăng dần lên đến khi thép bị đứt.

Độ bền kéo của thép là chỉ số quan trọng trước khi sử dụng thép vào những ứng dụng.

Đơn vị của cường độ chịu kéo thường là kg/cm2 hoặc N/mm2.

Trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo bu lông, đai ốc… người ta sẽ sử dụng các giá trị giới hạn chảy của thép, cường độ chịu kéo cùng với các đặc điểm về khả năng chống ăn mòn, độ chịu nén, chịu nhiệt… để sử dụng thép sao cho hợp lý.

Làm sao để gia tăng độ bền kéo cho thép?

Cường độ chịu kéo của thép xét cho cùng cũng là một trong những giá trị thể hiện cho độ bền của thép. Mà nhắc đến độ bền của thép, chúng ta có thể hình dung đến cấp bền.

Vậy nếu chúng ta tăng cấp bền của thép lên thì độ bền kéo của thép có tăng lên không?

Câu trả lời là Có.

Và để gia tăng độ bền kéo cho thép, có một phương pháp thường được sử dụng ngay cả đối với các loại vật tư đã thành sản phẩm, đó là phương pháp nhiệt luyện thép.

Cách đo cường độ chịu kéo của thép

Để tính được độ bền kéo của thép, chúng ta có thể sử dụng máy để kéo mẫu thép thử tới khi đứt.

Khi tác động ứng suất kéo căng lên mẫu thép thử, nó sẽ bị biến dạng kéo hoặc giãn ra, và tới một mức nhất định mẫu thử sẽ trở lại độ dài ban đầu.

Và nếu một ứng suất đủ lớn để làm biến dạng thép vĩnh viễn, mặt cắt ngang của thanh thép mẫu thử sẽ giảm và khả năng chịu đựng của mẫu thử sẽ tăng lên. Và đến khi thanh thép không thể chịu được áp lực từ lực kéo nữa thì sẽ bị đứt, gãy, vỡ…

Khả năng chống đứt gãy dưới ứng suất kéo là một trong những thông số quan trọng và được đo lường cẩn thận trước khi sử dụng của vật liệu nói chung và thép nói riêng vào các kết cấu. Qua đó có thể tính toán được tải trọng mà vật liệu, thép có thể chịu được trước khi cấu trúc bị phá vỡ, liên quan chặt chẽ tới tính an toàn của mỗi công trình.

Thông qua cường độ chịu kéo của thép mà chúng ta có thể quyết định sử dụng vật liệu dẻo hơn hay cứng hơn.

Ứng dụng của cường độ chịu kéo trong sản xuất bu lông

Bu lông là thiết bị được sử dụng nhiều trong các kết cấu công trình xây dựng hiện nay. Thường có 3 loại bulong chính bao gồm: Bu lông tinh thô, bu lông thường và bu lông cường độ cao. Và bulông tinh thô không được sử dụng phổ biến như 2 loại còn lại.

Với bu lông thường

Được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A307 với vật liệu sản xuất là loại thép có hàm lượng carbon và cấp độ bền thấp. Cường độ chịu kéo của loại thép dùng để chế tạo bu lông thường là Fub = 420Mpa.

Với bu lông cường độ cao

Thường được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A325/A325M hoặc tiêu chuẩn A490/490M bằng loại thép có cấp độ bền cao.

Cường độ chịu kéo của loại thép dùng để sản xuất là Fub = 830Mpa với các bu lông có đường kính d từ 16 tới 27mm và Fub = 725Mpa với các bulông có đường kính từ 30 tới 36mm.

Bu lông cường độ cao thường được sử dụng trong các kết cấu yêu cầu cao về khả năng chịu tải trọng lớn, các liên kết chịu ma sát hay liên kết ép mặt.

Tham khảo thêm các tin tức liên quan:

Bu lông, ốc vít là gì? cấu tạo và phân loại bu lông-ốc vít

Cách phân biệt các cấp của bu lông

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại

https://bulonghoangha.blogspot.com/
https://linkhay.com/u/bulonghoangha
https://www.linkedin.com/in/bulong-hoangha-b6191b1b3/

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phân biệt các cấp của bu lông

Đai xiết Inox – cấu tạo, vật liệu và tính ứng dụng