Kiến thức bu lông cường độ cao
Tại
sao lại phải dùng bu lông cường độ cao?
Bu lông cường độ cao hiện
nay được sử dụng khá nhiều và phổ biến nhưng câu hỏi vì sao phải dùng bu lông
cường độ cao? khi nào sử dụng và sử dụng ở đâu luôn là vấn đề mà rất nhiều người
quan tâm. Trên cơ sở kiến thức từ nhiều nguồn, chúng tôi Bu lông Hoàng Hà, đơn
vị chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm bu lông cường độ cao xin đem lại câu
trả lời cho quý khách hàng như sau:
Bu
lông cường độ cao như thế nào, sự khác nhau với bu lông thường?
Bu lông cường độ cao là
một trong những linh kiện hoàn toàn không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại
ngày nay trong các công trình xây dựng chúng được chế tạo từ hỗn hợp thép và
carbon chính vì vậy độ bền của bu lông cường độ cao phụ thuộc vào lượng carbon
có trong thép nếu lượng carbon càng cao thì độ bền của bu lông càng lớn bấy
nhiêu.
Trên thị trường hiện
nay có các loại bu lông cường độ cao phổ biến là: 8.8, 10.9, 12.9…bu lông cường
độ cao thường được ứng dụng trong ngày xây dựng, thi công lắp đặt các công
trình lớn nhất là nhà kèo, thiết kế nhà xưởng kèo thép.
Những
yêu cầu kỹ thuật của bu lông cường độ cao:
Một bộ bu lông cường độ
cao bao gồm thân bu lông cường độ cao, tán (đai ốc), vòng đệm có khả năng chịu
lực tương ứng được dùng liên kết. Chế tạo bu lông cường độ cao bằng vật liệu
thép 40Cr. Vật liệu chế tạo đai ốc là 40Cr hoặc C45. Vật liệu chế tạo vòng đệm
là thép carbon CT5, C35, C45 hoặc thép 40Cr.
Cách
bảo quản bu lông cường độ cao:
Việc đầu tiên cần làm để
bảo vệ chất lượng, số lượng của bu lông cường độ cao…Đó là phải có giấy chứng
nhận xuất xưởng rõ ràng khi chuyển bu lông sang kho bảo quản. Tiếp đó, bu lông
phải được bảo quản trong các thùng gỗ hoặc nơi khô ráo có bao gói cẩn thận… Tại
phía trên của đầu thùng phải ghi lại toàn bộ những chi tiết để phân loại. Và kiểm
soát chất lượng, số lượng bu lông như… Kí hiệu quy ước của bu lông. Số hiệu lô
hàng. Trọng lượng tổng (trừ bao bì). Tên hoặc ký hiệu hàng hóa quy ước của nhà
máy sản xuất.
Ngoài ra, ở mỗi lô phải
có chứng từ, giấy tờ cụ thể…Chứa những thông tin cần thiết như tên nhà máy chế
tạo. Kết quả thí nghiệm đã làm. Số hiệu lô và mẻ nấu thép. Số hiệu chứng từ.
Tên nhà máy chế tạo và trọng lượng cụ thể của sản phẩm không kể bao bì.
Để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc kiểm kê, sử dụng sản phẩm…Bu lông cường độ cao nên được sắp xếp
theo cường độ chịu lực cụ thể…Với đường kính, chiều dài cụ thể. Với vòng đệm,
tán bạn cũng nên có một hòm bảo quản riêng…Để kiểm soát hiệu quả số lượng…Cũng
như tiện cho việc sử dụng, tránh thất thoát, han rỉ.
Bảo quản tốt bu lông là
góp phần tăng thêm khả năng chịu lực và sự bền bỉ của công trình xây dựng nói
chung. Và công trình xây dựng nhà tiền chế, nhà khung thép nói riêng. Do đó,
trước khi bắt tay vào lắp dựng, nâng cao chất lượng công trình. Thì hãy đảm bảo
rằng những chi tiết nhỏ như bu lông, vòng đệm, ốc vít phải được bảo quản kỹ lưỡng
và tốt nhất.
Cách
phân loại bu lông cường độ cao:
Hiện nay có 3 loại liên
kết bu lông cường độ cao được chia thành như sau:
– Liên kết chịu cắt lực
vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Kết
cấu liên kết bu lông loại này khá đơn giản dễ lắp đặt và chịu lực tốt, tuy
nhiên hay bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Liên kết loại này được áp dung
cho những kết cấu nhà không chịu ảnh hưởng của sự trượt. Khi thi công người thợ
không cần tốn công sức xiết quá chặt, chỉ cần xiết sao cho không có khe hở giữa
các bản thép.
– Loại này liên kết chịu
lực kéo trong liên kết, lực phân bổ dọc theo chiều bu lông được sử dụng để liên
kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà. Khi thi công để đảm bảo tính chắc
chắn và an toàn tuyệt đối cho công trình bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn
lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.
– Bu lông loại này thiết
kế liên kết không trượt và chịu lực vuông góc thân bu lông, Tuy nhiên khi thi
công cần xiết chặt tốt đa để gây ma sát giữa các bản thép, không cho trượt. Được
áp dụng cho những kết cấu không cho trượt như: dầm cầu trục, cầu, kết cấu chịu
lực động…Bu lông trong kết cấu này phải được xiết đến một lực căng lớn được
tính toán kĩ lưỡng từ các kiến trúc sư từ trước đó. Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng
nữa là việc xiết bu lông phải đảm bảo được lực căng khống chế.
Bu lông cường độ cao
thường được ứng dụng trên các công trình đòi hỏi về độ bền cao nhằm đảm bảo chất
lượng an toàn tốt nhất cho công trình xây dựng. Chính vì thế, khi triển khai thực
hiện công tác xiết bu lông thì công trình đều phải được triển khai thực hiện
thí nghiệm đánh giá chất lượng bu lông có đảm bảo đạt tiêu chuẩn hay không.
Ứng
dụng của bu lông cường độ cao:
Bu lông cường độ cao
thường dùng cho liên kết trong kết cấu thép vị trí cần chịu lực lớn, vị trí kết
cấu phức tạp, các liên kết đường ống áp lực cao, liên kết trong các thiết bị
máy móc tải trọng lớn,…
Xem thêm các tin tức liên quan:
Tìm hiểu về bu lông cường độ cao
Bu lông cường độ cao và đặc tính kỹ thuật nổi bật của nó
Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:
Nhận xét
Đăng nhận xét