Khả năng chịu lực của thanh ren có thể bạn chưa biết

 

Thanh ren còn có tên gọi là ty ren hay ty treo là chi tiết rất quan trọng trong lắp ghép, nó được sử dụng nhiều trong thi công các hạng mục xây dựng, gia công cơ khí.

Ai cũng biết bu lông với chức năng chính là dùng để ghép nối các chi tiết lại với nhau tạo thành bộ khung chắc chắn. Không chỉ đối với các chi tiết cơ khí mà ngay cả trong đời sống hàng ngày như cái bàn, cái ghế...

Và khi lựa chọn các loại bu lông ốc vít, người dùng sẽ quan tâm đến khả năng chống năng mòn, độ chịu lực của những chi tiết cơ khí này. Bởi chúng quyết định đến độ chắc chắn của công trình. Chính vì vậy, hôm nay, Hoàng Hà chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn khả năng chịu lực của các loại thanh ren. Nếu không phải người trong ngành thì bạn sẽ rất khó có thể biết được về những điều này. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi nhé!

Trước khi đi tìm hiểu về khả năng chịu lực của các loại thanh ren thì chúng ta cùng xem qua về khái niệm cũng như ứng dụng của loại vật liệu cơ khí này.

Thanh ren là gì? Ứng dụng của thanh ren

Thanh ren là gì?                                    

Thanh ren được hiểu là một chi tiết thẳng có chiều dài khoảng từ 1 mét đến 3 mét, dùng để liên kết giữa các kết cấu cố định của công trình với các kết cấu phụ đi kèm theo ông trình như các hệ thống thang máng cáp, hệ thông điện nước tòa nhà, hệ thông cứu hỏa. Do có chiều dài lớn và cứng nên thanh ren thường dùng được với những liên kết thẳng đứng là chủ yếu.

Ứng dụng của thanh ren

Thanh ren thường được ứng dụng trong các công trình xây dựng như giúp cố định các mảnh ghép cốt pha tấm, cốp pha trụ... Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng trong kiến trúc nhà ở

Khả năng chịu lực của thanh ren

Độ chịu tải (tải trọng) của thanh ren là khác nhau đối với các cấp bền khác nhau. Tùy loại cấp bền khác nhau mà thanh ren được phân thành các cấp bền như: 3.6, 4.6, 4.8, 5.6, 6.8, 8.8…

Đối với các loại thanh ty ren thường dùng trong xây dựng thì thanh ren thường có cấp bền thấp là loại 3.6. Với cấp bền 3.6 thì độ bền kéo của thanh ren là 300 Mpa. Ở đây ta chỉ quan tâm đến độ bền kéo do thanh ren làm việc chủ yếu chịu lực kéo thôi, ví dụ đối với thanh ren hay dùng trong thi công là: thanh ren M6, M8, M10, M12, các loại thanh ty ren khác thì cách tính tương tự.

Theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1996 với những thanh ren có bước ren thô thì tiết diện của thanh ren M6 là 20.1mm2, tiết diện của thanh ren M8 là 36.6mm2, tiết diện của thanh ren M10 là 58 mm2, tiết diện của thanh ty ren M12 là 84.3mm2.

Vậy các thanh ren chịu đựng được lực treo là:

– Lực thanh ren M6 = (300 Mpa x 20.1mm2) / 9.81 = 614.67 kgf,  ta thấy rằng thanh ren M6 có thể chịu lực kéo tới 614.67 Kg mới có thể bị phá hủy.

– Lực thanh ren M8 = (300 Mpa x36.6 mm2) / 9.81 =1119.27 kgf, ta thấy thanh ren M8 có thể chịu lực kéo khoảng 1 tấn mới bị phá hủy.

– Lực thanh ren M10 = ( 300 Mpa x 58 mm2) / 9.81 =1773.70 kgf , ta thấy thanh ren M10 có thể chịu lực kéo khoảng 1,7 tấn mới bị phá hủy.

– Lực thanh ren M12 = ( 300 Mpa x 84.3 mm2) / 9.81 = 2577.98kgf, ta thấy thanh ren M12 có thể chịu lực kéo lên đến 2,5 tấn.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn cách phân biệt bu lông inox 201 và bu lông inox 304

Nhận biết các loại bu lông mắt trên thị trường hiện nay

Trên đây là bải viết về khẳ năng chịu lực của từng loại thanh ren. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn.

--------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội     

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888   

https://www.linkedin.com/in/bulong-hoangha-b6191b1b3/

https://linkhay.com/u/bulonghoangha

https://bulonghoangha.blogspot.com/

https://sites.google.com/bulonghoangha.com.vn/bulonghoangha 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khám phá Đai xiết inox: Công Cụ Đa Năng Cho Các Dự Án Cơ Khí và Xây Dựng

Tổng hợp các dạng hư hỏng mối ghép ren và phương pháp sửa chữa mối ghép ren

Sự kết hợp giữa bu lông, ê cu và long đen