Hướng dẫn cách phân biệt bu lông inox 201 và bu lông inox 304

 

Bu lông ốc vít đã trở thành một chi tiết cơ khí được sử dụng phổ biến ở trong hầu hết mọi ngành nghề. Và loại bu lông phổ biến nhất hiện nay chính là bu lông inox. Ai cũng viết, những sản phẩm cơ khí, đồ gia dụng được làm từ loại thép không gỉ này đều sẽ giữ được vẻ ngoài sáng bóng trong suốt một thời gian dài. Bởi đặc tính của loại vật liệu này chính là khả năng chống ăn mòn tốt rất thích hợp sử dụng trong các môi trường ngoài trời, hoặc nơi tiếp xúc với hóa chất.

Và cũng như các loại bu lông khác, bu lông inox cũng được phân chia ra làm các cấp bền khác nhau như inox 201, 304, 316, 316L... Nhưng, được sử dụng phổ biến nhất chính là inox 201 và 304.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt hai loại cấp bền inox này. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, Hoàng Hà chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những cách để phân biệt được đâu là bu lông inox 201 và đâu là bu lông inox 304.

Mời cá bạn cùng đón đọc với chúng tôi nhé!

Những cách giúp bạn phân biệt bu lông inox 201 và bu lông inox 304

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua những tính chất khác biệt của hai loại vật liệu nay.

Inox 201      

– Tính năng chống gỉ, giá rẻ: inox 201 có cấu tạo bởi tỉ lệ Mangan cao hơn, Niken thấp hơn nên được ứng dụng phổ biến trong môi trường kháng vừa và nhẹ, nhưng dễ bị gỉ sét hơn so với inox 304. Nhờ vậy mà giá inox 201 rất rẻ.

– Dẫn điện kém: Inox 201 không dẫn điện mạnh mẽ như kim loại đồng hay vàng, bạc, sắt, nhôm. Khả năng dẫn điện của inox 201 cực kỳ thấp, an toàn cho người sử dụng.

– Tính hàn tốt: Inox 201 có thể hàn bằng hầu hết các phương pháp, nhờ có chứa các thành phần gồm 18% Crom, 8% Niken. Tuy nhiên, khi hàm lượng Cacbon vượt quá mức 0,03%, sự ăn mòn giữa các hạt sẽ bị ảnh hưởng nhiệt.                                                                                      

– Độ bền cao: Với hàm lượng Nitơ lớn giúp inox 201 có độ cứng và bền cao, nhất là lúc ở nhiệt độ thấp. Bằng cách làm lạnh, inox 201 sẽ trở nên cứng hơn.                       

Inox 304

-Tính chống ăn mòn: inox tấm 304 thể hiện khả năng chống ăn mòn rất tốt khi tiếp xúc với các hóa chất khác nhau. Vì vậy, inox 304 được sử dụng rất nhiều trong ngành cơ khí, y tế...

-Khả năng chịu nhiệt: Inox 304 thể hiện khả năng oxi hóa tốt ở nhiệt độ 870 độ C, và tiếp tục thể hiện được lên tới 925 độ C.

-Cơ tính và tính chất vật lý: Từ tính của inox 304 rất yếu và hầu như không có. Nhưng sau khi làm việc trong môi trường thấp từ tính lại rất mạnh. Ngoài ra inox tấm 304 chỉ có thể tăng cứng trong môi trường có nhiệt độ thấp.

-Khả năng gia công: Inox 304 có khả năng tạo hình rất tốt nó có thể dát mỏng mà không cần gia nhiệt. Ngoài ra inox 304 có tính hàn tuyệt vời, nó phù hợp với tất cả kỹ thuật hàn( trừ hàn gió đá)

Có thể bạn quan tâm:        

Hướng dẫn cài đặt bu lông nở đạn đúng cách

Nhậnbiết các loại bu lông mắt trên thị trường hiện nay

Cách phân biệt inox 201 và 304

- Cách đầu tiên và cũng là cách đơn giản nhất chính là dựa vào Co (giấy chứng nhận xuất xứ) và Cq (giấy chứng nhận chất lượng) của nhà sản xuất.

- Cách thứ hai là bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng dung dịch axit thử inox.

Các bạn có thể mua loại axit này tại các cửa hàng  kim khí, cửa hàng phụ kiện inox, cách thực hiện như sau:

đầu tiên là các bạn chuẩn bị 2 mẫu bu lông inox 201 và 304

Sử dụng dung dịch axit nhỏ lên sản phẩm 1-2 giọt và chờ kết quả

kết quả: đối với inox 201 sau 5-10s  thì sẽ cho kết quả màu nâu hoặc màu gạch còn với inox 304 có thể không đổi màu hoặc hơi xanh lá cây.

- Cách thứ ba chính là dùng nam châm: Đối với inox 201 thì nam châm sẽ hút nhẹ trong khi inox 304 sẽ không hút nam châm.Bởi vì từ tính của mỗi loại inox khác nhau nên có thể sử dụng cách này để phân biệt.

 

Tuy nhiên, cách dùng nam châm này chỉ áp dụng đối với inox khi chưa gia công thành phẩm nghĩa là nó đang là dạng inox tấm, cuộn dạng phẳng.Khi dùng inox để tạo ra các sản phẩm có góc cạnh như bu lông thì chắc chắn sẽ gây ra từ tính vì sao như vậy? bởi vì, khi cán ren, dập đầu mũ bulong sẽ sinh ra lực ma sát lớn điều này đồng nghĩa với việc sẽ gây ra từ tính lên sản phẩm sau khi gia công.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách phân biệt bu lông inox 201 và bu lông inox 304. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.

--------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại: linkhay, linkedin, blogger, site google

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khám phá Đai xiết inox: Công Cụ Đa Năng Cho Các Dự Án Cơ Khí và Xây Dựng

Tổng hợp các dạng hư hỏng mối ghép ren và phương pháp sửa chữa mối ghép ren

Sự kết hợp giữa bu lông, ê cu và long đen