Những điều bạn cần biết về bu lông tự đứt

 

Bu lông tự đứt hay còn gọi là bulong tự cắt được sử dụng chủ yếu trong các công trình kết cấu thép công nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà thép cao tầng, cảng biển, tàu thủy...

Thông thường, chúng ta chỉ quen với khái niệm chung khi nói đến bulong. Đó là một loại vật tư được dùng trong hoạt động lắp xiết nhằm liên kết các mối nối, mối ghép lại với nhau. Tuy nhiên, mỗi một loại bu lông được chế tạo ra thường có những tính năng khác nhau để phù hợp với yêu cầu của từng công trình.

Do đó, nhằm giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm cũng như tính năng của từng loại. Nên, hôm nay, Hoàng Hà chúng tôi sẽ gửi tới bạn bài viết: “những điều bạn cần biết về bu lông tự đứt”.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết bên dưới đây sẽ giúp ích được cho các bạn.

Những điều bạn cần biết về bu lông tự đứt

Bulong tự đứt thường được ứng dụng trong các công trình như là xây dựng kết cấu thép công nghiệp, lĩnh vực xây dựng nhà thép cao tầng, cảng biển, tàu thủy...

Ngoài ra, loại bulong này còn có ưu nhược điểm phải kể đến như:

Ưu điểm: khả năng chịu lực rất tốt nhờ vào vật liệu có cấp bền cao, thi công khá dễ dàng với máy, rất tiết kiệm thời gian và chi phí thi công nếu so với thi công bằng đinh tán.

Nhược điểm: Bu lông chỉ được sử dụng 1 lần mà không sử dụng lại được, do sau lần xiết bu lông đầu tiên thì phần tự đứt sẽ đứt khỏi bu lông.

Sau khi đã nắm được ưu, nhược điểm của loại vật tư này rồi thì điều bạn cần quan tâm tới đó chính là cấu tạo cũng như vật liệu được chế tạo để từ đó có thể hiểu rõ hơn về đặc tính của các loại sản phẩm này.

Cấu tạo của bulong tự đứt

Bu lông tự cắt có cấu tạo như sau:

- Bu lông tự đứt có phần đầu tròn hình cầu, long đen, thân dạng ren lửng, có đai ốc.

Phần tự đứt của bulong sẽ tự động được cắt rời khi sử dụng  máy chuyên dùng để vặn. Phần tự đứt này mang đến sự khác biệt  của bu lông tự đứt so với cá loại bulong thông thường. Tất nhiên, phần tự đứt này cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp cố định cho bu lông không xoay để máy có thể xiết chặt đai ốc chỉ bằng 1 thao tác. Lúc này, bulong tự đứt sẽ trở thành một loại bulong bình thường.

Xem thêm các tin tức liên quan:

Tiêuchuẩn của bu lông cường độ cao

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về bu lông tự đứt. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ tư vấn.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại: linkhay, linkedin, blogger, site google

-----------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888

Email: sales@bulonghoangha.com.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phân biệt các cấp của bu lông

Cường độ chịu kéo của thép là gì? Độ bền kéo & Sản xuất bu lông ốc vít

Đai xiết Inox – cấu tạo, vật liệu và tính ứng dụng