Phân biệt bu lông liên kết và bu lông kết cấu

 

Bulong liên kết và bulong kết cấu đều được sử dụng nhằm liên kết các mối nối, mối ghép lại với nhau. Tuy nhiên, hai loại bu lông này vẫn có sự khác biệt về vật liệu sản xuất, phương pháp xử lý bền mặt cũng như phương pháp chế tạo.

Chắc hẳn, khi nhắc đến cái tên bu lông liên kếtbu lông kết cấu, sẽ có rất nhiều ngươi nhầm lẫn hai loại bu lông này với nhau, và cho rằng chúng là một. Tuy nhiên, đây lại là hai loại bulong hoàn toàn khác biệt từ vật liệu, phương thức chế tạo cũng như phương pháp xử lý bề mặt.

Do đó, nhằm giúp quý khách hàng tránh được những hiểu lầm tai hại trên, Hoàng Hà chúng tôi xin được gửi tới bạn bài viết: “phân biệt bu lông liên kết và bu lông kết cấu”.



Tìm hiểu về bu lông liên kết

Bu lông liên kết là gì?

Đúng như tên gọi, loại bu lông có công dụng chính là liên kết các chi tiết lại với nhau, liên kết các khối giàn. Chúng được ứng dụng trong các kết cấu tĩnh, các chi tiết máy cố định ít chịu tải trọng động.

Ngoài ra, loại bu lông này cũng được thiết kế theo nhiều hình dáng, kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu của môi trường.

Vật liệu sản xuất

Bu lông liên kết được sản xuất bởi rất nhiều loại vật liệu khác nhau. Một trong số đó phải kể đến như: Thép cacbon (Thép cacbon thường, thép cacbon cường độ cao), các loại thép không gỉ (inox 201, inox 304), đồng,.. Với mỗi một loại vật liệu có nhũng ưu điểm cũng như tính cơ học riêng biệt. Chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy được ưu, nhược điểm của từng loại.

Đầu tiên là bu lông liên kết được chế tạo từ kim loại như: Đồng, nhôm, kẽm,.. Bu lông được làm từ vật liệu này sẽ được sử dụng nhiều trong ngành các công nghiệp điện, chế tạo máy bay, hệ thống xử lý nước....

Loại chất liệu thứ hai mà chúng ta không thể bỏ qua chính là thép không gỉ (bulong inox): Bạn hẳn là đã quá quen thuộc với loại vật liệu này rồi phải không nào. Nhờ có khả năng chống ăn mòn hóa học, chống gỉ sét từ môi trường thường sẽ được sử dụng cho các hạng mục yêu cầu cao về khả năng chống gỉ sét, yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, Bu lông liên kết còn được sản xuất từ các loại thép cacbon thường, thép cacbon cường độ cao, thép hợp kim...



xử lý bề mặt

Tùy vào mục đích sử dụng các loại bulong được xử lý bề mặt theo các phương pháp:

+ Hàng thô, không mạ.

+ Mạ kẽm điện phân (xi trắng xanh hoặc xám tro), mạ kẽm nhúng nóng, mạ cầu vồng, mạ đen để tăng khả năng chống gỉ sét trên bề mặt.

Phương pháp liên kết

Loại bu lông này được liên kết theo những phương pháp sau:

- Bu lông liên kết thô

- Bu lông liên kết nửa tinh

- Bu lông liên kết tinh

- Bu lông liên kết siêu tinh



Tìm hiểu về bu lông kết cấu

Bu lông kết cấu là gì?

Nếu như bu lông liên kết được sử dụng trong những công trình ít phải chịu tải trọng. Vậy thì bu lông kết cấu lại hoàn toàn ngược lại. Đây là loại bulong được sử dụng trong các kết cấu hoặc chi tiết thường xuyên phải chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, chi tiết máy công nghiệp lớn. Bulong kết cấu đòi hỏi vừa phải chịu tải trọng dọc trục, vừa chịu lực kéo cắt.

Vật liệu chế tạo

Vật liệu sản xuất bu lông kết cấu cũng vô cùng đa dạng như: thép các bon, thép hợp kim...Các phương pháp tăng cơ tính bề mặt như mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, mạ đen, sơn cũng được áp dụng đối với các loại bulong kết cấu.

Xử lý bề mặt

Tùy vào mục đích sử dụng các loại bulong được xử lý bề mặt theo các phương pháp:

+ Hàng thô, không mạ.

+ Mạ kẽm điện phân (xi trắng xanh hoặc xám tro), mạ kẽm nhúng nóng, mạ cầu vồng, mạ đen để tăng khả năng chống gỉ sét trên bề mặt.



Phương pháp liên kết

Phương pháp liên kết của loại bu lông kết cấu cũng được phân chia thành các nhóm giống hệt như bu lông liên kết.

Trên đây là bài viết phân biệt bu lông liên kết và bu lông kết cấu. Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm hãy liên hệ ngày với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ tư vấn.

------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888

Email: sales@bulonghoangha.com.vn

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phân biệt các cấp của bu lông

Cường độ chịu kéo của thép là gì? Độ bền kéo & Sản xuất bu lông ốc vít

Đai xiết Inox – cấu tạo, vật liệu và tính ứng dụng