Hướng dẫn cách phân biệt bu lông hóa chất dạng tuýp và dạng ống

Bu lông hóa chất thường được chia thành hai loại là dạng ống và dạng tuýp. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người chưa biết cách phân biệt hai loại bu lông này.

Để những mỗi nối, những bộ khung, giàn được vững chắc, thì chúng ta không thể không nhắc đến những chiếc bu lông. Tuy nhiên, bu lông cũng được phân ra nhiều loại như: Bu lông neo móng, Bu lông cường độ cao, Bu lông tự đứt, Bu lông hóa chất...

Nhắc đến bulong hóa chất, thời gian gần đây Hoàng Hà chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng có chung thắc mắc giống nhau, đó là làm sao để phân biệt được bulong hóa chất dạng ống và dạng tuýp? Cách phân biệt có khó không? Mời bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua bài viết bên dưới đây nhé.



->> Xem thêm: Bu lông cường độ cao và ứng dụng trong ứng dụng lắp ghép các loại xe vận chuyển tỉ trọng lớn

Hướng dẫn cách phân biệt bu lông hóa chất dạng ống và dạng tuýp

- Bu lông hóa chất dạng ống là loại bu lông sử dụng hóa chất dạng ống (chất liệu ống là thủy tinh hay túi nilong..). Dạng này bao gồm các ống chứa HVA (Hilti), RM (Fischer), Maxima (Ramset).

- Bu lông hóa chất dạng tuýp (Tuýp keo Hilti Re 500, Tuýp Fischer EM 390…)

Để phân biệt được rõ ràng hai loại bu lông này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu  qua những phân tích sau nhé.

Thời gian thi công, lắp đặt

Đầu tiêm, chúng ta sẽ sét về thời gian liên kết của hai loại bu lông này.

Đối với bu lông hóa chất dạng tuýp sẽ có thời gian đông cứng khá lâu, mất khoảng từ 1-3h đồng hồ. Còn đối với dạng ống thì thời gian liên kết sẽ nhanh hơn rất nhiều, chỉ từ khoảng 2-10 phút mà thôi.

Như vậy, so sánh ra ta có thể thấy, vì bu lông hóa chất dạng tuýp có thời gian đông cứng dài, đây cũng được coi là một ưu điểm để bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của loại sản phẩm này chính là thời gian thi công sẽ kéo dài hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí nhân công hơn vì phải chờ chúng đông lại mới có thể tiếp tục thi công.

Còn đối với bu lông hóa chất dạng ống. Vì không cần phải tốn thời gian chờ đông lại nên thời gian hoàn thành công trình cũng được rút ngắn lại. Nhưng, đồng thời, trong khoảng thời gian từ 2-10 phút như vậy thì đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cực cao, thao tác phải nhanh gọn, chính xác.

So sánh về cường độ liên kết

Bulong hóa chất dạng tuýp thường có cường độ liên kết cao hơn nhờ vào thành phần hóa học với công thức chứa hóa chất nhựa Epoxy tinh khiết dạng có cường độ kết dính cao nhất trong các hệ sản phẩm từ công nghệ Polymer.

Bulong hóa chất dạng ống thường được sản xuất chứa gốc Epoxy Arylic (hoặc Methyl Methacrylate) là loại keo phủ bóng nên có độ kết dính thấp hơn bu lông hóa chất dạng tuýp khoảng (20/30)%.



Tính khả dụng

Khi sử dụng bu lông hóa chất dạng ống, bạn phải đảm bảo được sự chính xác về mặt kích thước, đảm bảo không có sai số, hoặc sai số rất nhỏ. Bởi mỗi bulong hóa chất dạng ống được tạo ra cho một lỗ khoan có kích thước tiêu chuẩn. Do vậy, khi có sự sai lệch, chúng ta không thể sử dụng loại bu lông này được nữa.

Còn đối với bu lông hóa chất dạng tuýp, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh độ rộng, độ xiên của lỗ khoan đó bằng cách bơm bù vào những khe hở, đảm bảo liên kết có tính bền chắc.

Với các trường hợp phải bơm ngược trần, việc sử dụng bu lông hóa chất dạng ống sẽ ổn thỏa hơn vì loại này có thời gian đông kết nhanh hơn chỉ từ 2-10 phút.

Trên đây là bài viết hướng dẫn phân biệt bu lông hóa chất dạng ống và dạng tuýp. Hy vọng với nhũng chia sẻ mà chúng tôi đưa ra ở trên sẽ phần nào giúp ích được cho bạn.

Mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ giải đáp.

Tham khảo thêm các bài viết trên các trang mạng xã hội khác của bu lông Hoàng Hà chúng tôi như: Linkhay, Linkedin....

-----------------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888

Email: sales@bulonghoangha.com.vn

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phân biệt các cấp của bu lông

Cường độ chịu kéo của thép là gì? Độ bền kéo & Sản xuất bu lông ốc vít

Đai xiết Inox – cấu tạo, vật liệu và tính ứng dụng