Bu lông cường độ cao và ứng dụng trong thi công đường ray

 

Bu lông cường độ cao thường có cấp bền từ 8.8 trở lên. Nhờ khẳ năng chịu lực tốt hơn những sản phẩm có cùng kích cỡ. Do đó, chúng thường được ứng dụng trong lắp ghé máy móc, xây dựng nhà xưởng... và đặc biệt là trong thi công đường ray tàu.

Đường ray vốn được biết đến là bộ phận chịu ứng suất lớn nhất. Đồng thời bộ phận này còn phải chịu mài mòn do tác động của bánh tàu lửa, hoặc các hiện tượng thời tiết. Do đó, ngoài việc lựa chọn chất liệu thép để tạo nên bộ khung vững chắc, chúng ta không thể nào bỏ qua được những mỗi mối nối của đường ray.

Để những mối nối được chắc chắn, chịu được tác động lực cao. Và đặc biệt là chịu được mọi tác động của thời tiết do là công trình ngoài trời, nên việc lựa chọn bu lông để liên kết là cô cùng quan trọng. Chính vì vậy, loại bulong mà Hoàng Hà chúng tôi tư vấn sử dụng chính là “bu lông cường độ cao”.

Vậy loại bulong này có những đặc tính như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua bài viết bên dưới đây nhé!

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua để xem đường ray là gì? Và chúng đóng vai trò như thế nào trong ngành đường sắt.



Xem thêm các tin tức liên quan:

Tiêuchuẩn bu lông cường độ cao được xác định như thế nào bạn đã biết chưa?

Đường ray tảu hỏa là gì?

Đường ray hay còn gọi là đường rầy - là thành phần cơ bản trong giao thông đường sắt. Đường ray cùng với bộ phận chuyển ray (bẻ ghi) dẫn hướng cho tàu hoả hay xe điện di chuyển mà không cần lái. Tuyến đường ray gồm 2 ray song song với nhau đặt trên các thanh ngang gọi là tà vẹt, tà vẹt được đặt trên lớp đá dăm gọi là đá ba lát.

Liên kết giữa các thanh ray và thanh nối tà vẹt là đinh ray, đinh ốc hoặc kẹp. Loại liên kết phụ thuộc một phần vào loại vật liệu tà vẹt, các loại đinh được dùng khi tà vẹt bằng gỗ, còn nếu tà vẹt bằng bê tông thì phần lớn dùng kẹp ray hoặc dùng liên kết bằng bu lông



Hướng dẫn cách nối đường ray

Hiện nay, có rất nhiều hình thức nối đường ray như: Mối nối cách điện, ray hàn, ray nối bằng bu lông. Và chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn cách nối ray bằng bu lông cường độ cao.

Với phương pháp này, để nối được các thanh ray vào với nhau thì người công nhân kỹ thuật phải sử dụng các bản thép nối (bản cá hay bản nối) bắt với bu lông.

Bản cá sẽ được bắt vào hai đầu bu lông cần nối. Thông thường, chúng sẽ có chiều dài khoảng 60cm với số bu lông cần dùng là khoảng từ 4 – 6 chiếc. Để tránh hiện tượng các thanh ranh bị giãn ra khi gặp thời tiết nắng nóng thì người thợ ngoài việc đục các lỗ trên bản nối có hình oval ra thì giữa các thanh ray cũng sẽ được để trống ra một khoảng đề phòng tránh trường hợp trên.

Một vấn đề lớn nữa là tình trạng xảy ra nứt xung quanh lỗ bu lông do hiện tượng tập trung ứng suất và hiện tượng mỏi có thể dẫn đến phá hoại đầu thanh ray. Do đó, đòi hỏi sự cần thận trong quá trình thi công để hạn chế những tai nạn trong khi sử dụng.  

Hơn nữa, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhờ chi phí thấp.



Kết luận

Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra ở trên, hy vọng sẽ trở thành những thông tin hữu ích dành cho bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ giải đáp.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại: linkhay, linkedin, blogger, site google

-----------------

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888

Email: sales@bulonghoangha.com.vn

 

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phân biệt các cấp của bu lông

Cường độ chịu kéo của thép là gì? Độ bền kéo & Sản xuất bu lông ốc vít

Đai xiết Inox – cấu tạo, vật liệu và tính ứng dụng